Truy cập nhanh
Đóng truy cập
Lời hay ý đẹp:
Có ít nhất một người bạn để ta chia sẻ những tư tưởng và tình cảm thì tốt hơn là có cả một lô bạn hời hợt.
Bạn đối xử với người khác như thế nào, họ sẽ đối xử với bạn như vậy.
Tức giận gây nên tức giận, tình yêu sinh ra tình yêu.
Tình bạn tươi tốt bên suối nguồn tha thứ.
Bạn cười, thiên hạ sẽ cười với bạn; bạn khóc, bạn chỉ sẽ khóc 1 mình.
Khi chiến thắng được nỗi sợ cái chết bạn sẽ trở thành chủ nhân của cuộc đời mình.
Người nào không muốn cúi xuống vì một xu lẻ thì không đáng có một đồng.
Yêu 1 người không yêu mình cũng như ôm cây xương rồng vậy. Càng ôm chặt thì càng làm bản thân mình đau
Đạo đức cách mạng không phải là từ trên trời rơi xuống, nó được phát triển và củng cố trong đấu tranh và rèn luyện kiên trì hàng ngày, giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng tinh
Khi trẻ đi đến quán rượu để uống rượu,về già sẽ đi đến quán rượu để ăn xin.
Bạn đừng hỏi bất cứ ai một việc gì khi trong lòng bạn đã quyết định, hãy làm theo những gì bạn nghĩ và đừng bao giờ hối hận vì nó.
Dù có điều gì xảy ra thì kiên trì và ý chí sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả.
Chỉ có một việc quan trọng nhất là yêu nhân dân, yêu tổ quốc, dùng trí óc và linh hồn để phục vụ.
Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
Một người bạn dũng cảm cũng có thể trở thành một kẻ thù đáng sợ.
Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời.

Gia đình chính là nơi chưng cất, gạn đục khơi trong những giá trị văn hóa truyền thống đưa đất nước đi lên, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.

Hình Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia đình – nền tảng xây dựng xã hội hiện đại!

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia đình chính là sự tiếp nối của những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc. Bởi vì, những giá trị văn hóa truyền thống gia đình không tách rời hoặc biệt lập với văn hóa truyền thống chung của dân tộc, mà đó là sự kế thừa, nằm trong dòng chảy liên tục của văn hóa truyền thống dân tộc. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như: lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàng, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

            Nhìn lại quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng trong những năm qua, chúng ta dễ dàng nhận thấy những đổi thay tích cực trong cuộc sống của mỗi gia đình từ nông thôn đến thành thị. Đường làng, ngõ xóm, khu phố khang trang sạch đẹp hơn; mức sống vật chất, mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt; giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức gia đình được giữ gìn, vun đắp, tiếp nối qua các thế hệ đã giúp hình thành một lớp người mới năng động, sáng tạo, có tri thức… điều đó đã góp phần to lớn tạo ra nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. 

          Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, gia đình Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, mạng xã hội, văn hóa phẩm độc hại. Bên cạnh tác động tích cực, nhiều tác động tiêu cực đang chi phối, “xâm lấn” các mối quan hệ gia đình, in dấu ấn khá rõ trong đời sống xã hội hiện nay và để lại những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Trong đó, nhức nhối nhất, đáng lo ngại nhất là hiện tượng xuống cấp về đạo đức trong một số gia đình, cá nhân. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình như kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, hiếu nghĩa, thủy chung, bao dung độ lượng… đang có biểu hiện bị “xâm thực” bởi lối sống thực dụng, ích kỷ, “lai căng” trong một bộ phận giới trẻ. Các tệ nạn xã hội và tình trạng bạo hành trong gia đình, trẻ em bị xâm hại, vi phạm pháp luật hình sự trong lứa tuổi thanh thiếu niên đang có chiều hướng gia tăng.

          Nguyên nhân của tình trạng nói trên có phần do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò chức năng của gia đình; công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước; những mặt tích cực của gia đình chưa được phát huy đầy đủ. Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được quan tâm xử lý kịp thời, triệt để.

          Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Do đó, để tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình nhằm góp phần xây dựng bản sắc con người Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong thời kỳ mới, theo tôi trong thời gian tới chúng ta cần làm tốt các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:

          Một là, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về vị trí, vai trò của văn hóa truyền thống gia đình (bao gồm các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại như: tuân thủ pháp luật, ý thức công dân, tự do, bình đẳng, công bằng).

          Hai là, tiếp tục nghiên cứu để có những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, qua đó nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội hướng vào hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa gia đình.

          Ba là, không ngừng tăng cường các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng, chống tham nhũng, lành mạnh hóa đời sống xã hội tạo môi trường văn hóa tốt đẹp, trong sạch để gia đình tồn tại, phát triển;

          Bốn là, đề cao giáo dục gia đình, có biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức và nhân cách trẻ em. Xây dựng và hình thành nền tảng đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.

          Năm là, đầu tư khảo sát, nghiên cứu, sàng lọc, chỉ những giá trị truyền thống tốt đẹp cần kế thừa, phát huy, những giá trị tiên tiến cần tiếp thu; đồng thời, loại bỏ, đào thải, ngăn chặn  những tiêu cực, lệch lạc. 

          Sáu là, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các bộ luật gắn với gia đình, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình….

          Thực hiện tốt những nội dung, công việc trên sẽ là tiền đề, điều kiện để thúc đẩy xây dựng gia đình mới, đem lại hạnh phúc cho các thành viên gia đình, đồng thời góp phần vào sự phát triển ổn định bền vững của chế độ Xã hội chủ nghĩa./.

Tác giả: Võ Duy Dương - ĐUK