Truy cập nhanh
Đóng truy cập
Lời hay ý đẹp:
Yêu 1 người không yêu mình cũng như ôm cây xương rồng vậy. Càng ôm chặt thì càng làm bản thân mình đau
Bạn đừng hỏi bất cứ ai một việc gì khi trong lòng bạn đã quyết định, hãy làm theo những gì bạn nghĩ và đừng bao giờ hối hận vì nó.
Chỉ có một việc quan trọng nhất là yêu nhân dân, yêu tổ quốc, dùng trí óc và linh hồn để phục vụ.
Khi trẻ đi đến quán rượu để uống rượu,về già sẽ đi đến quán rượu để ăn xin.
Bạn cười, thiên hạ sẽ cười với bạn; bạn khóc, bạn chỉ sẽ khóc 1 mình.
Có ít nhất một người bạn để ta chia sẻ những tư tưởng và tình cảm thì tốt hơn là có cả một lô bạn hời hợt.
Khi chiến thắng được nỗi sợ cái chết bạn sẽ trở thành chủ nhân của cuộc đời mình.
Tình bạn tươi tốt bên suối nguồn tha thứ.
Đạo đức cách mạng không phải là từ trên trời rơi xuống, nó được phát triển và củng cố trong đấu tranh và rèn luyện kiên trì hàng ngày, giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng tinh
Bạn đối xử với người khác như thế nào, họ sẽ đối xử với bạn như vậy.
Dù có điều gì xảy ra thì kiên trì và ý chí sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả.
Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
Tức giận gây nên tức giận, tình yêu sinh ra tình yêu.
Một người bạn dũng cảm cũng có thể trở thành một kẻ thù đáng sợ.
Người nào không muốn cúi xuống vì một xu lẻ thì không đáng có một đồng.
Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời.

(ĐCSVN) - Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, các làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Đó là vấn đề được đưa ra bàn luận tại Hội thảo quốc tế Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đối với làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức chiều 18/10, tại Hà Nội.

Hình     Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các làng nghề
Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và đại diện ban, ngành liên quan (Ảnh: A.N)

Theo Sở Công Thương Hà Nội, tính đến cuối năm 2017, cả nước có hơn 5.400 làng nghề, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống được công nhận, thu hút 11 triệu lao động và mang lại kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD/năm. Làng nghề đã và đang đóng góp vào giải quyết việc làm. Riêng TP. Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, trong đó có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô như: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động… Tính đến nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề, đang tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm.

Ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, CMCN 4.0 đã và đang làm thay đổi sâu sắc tư duy và hình thức hoạt động của mọi lĩnh vực trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, các làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 mang lại. Làng nghề Hà Nội đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thủ đô. Tuy nhiên, làng nghề nói chung và làng nghề Hà Nội nói riêng vẫn đang còn nhiều tồn tại như mẫu mã sản phẩm ít được đổi mới, thiếu khả năng tự khai thác thị trường, công nghệ thiết bị sản xuất chủ yếu thô sơ, lạc hậu…

Nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan quản lý, hiệp hội cần xây dựng các chuyên đề tuyên truyền về thương mại điện tử để nâng cao nhận thức và hiểu biết cho doanh nghiệp, người dân tại các làng nghề. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học có đào tạo ngành thương mại điện tử để đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc liên kết trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử.

Đồng thời, cần phát triển liên kết trong nội bộ làng nghề với bên ngoài trong phát triển thương mại điện tử; tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho thương mại điện tử tại các làng nghề; xây dựng môi trường thương mại điện tử hiện đại, đồng bộ. Vấn đề quan trọng là xây dựng thể chế đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Cùng với đó, phát triển mạnh mẽ hệ thống thanh toán điện tử, bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử...

Ông Tôn Gia Hóa – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng nhấn mạnh, để nắm bắt thời cơ thực hiện thành công cuộc CMCN 4.0, doanh nghiệp cần chủ động liên kết mở rộng sản xuất đủ điều kiện sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xuất khẩu thông qua các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu… Chúng ta hiện mới đang chỉ ở trong giai đoạn đầu của công nghệ này, và những tiềm năng mới của trí tuệ nhân tạo sẽ còn đem lại nhiều thay đổi đáng mong chờ hơn nữa./.

Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

Tác giả: An Nguyên